Hướng dẫn tìm hiểu Văn bản Thủy tiên tháng Một Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức về hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy.
1. Tác giả Thô-mát L. Phrít-man
– Tìm hiểu tác giả Thô-mát L. Phrít-man
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Tác phẩm Thủy tiên tháng Một được trích trong cuốn sách Nóng, Phẳng, Chật, nói về những thách thức lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt: khủng hoảng môi trường toàn cầu và việc đánh mất vị thế của một quốc gia dẫn đầu.
– Đoạn trích Thuỷ tiên tháng Một là một bài nằm trong mục 5 (Sự bất thường của Trái Đất) thuộc phần 2 (Tại sao chúng ta lại ở đây) của cuốn sách.
3. Bố cục bài Thủy tiên tháng Một
Thủy tiên tháng Một có bố cục gồm 2 phần:
– Phần 1 (Từ đầu đến… hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác): Những tên gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.
– Phần 2 (Còn lại): Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.
4. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
- Giá trị nội dung
Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất. Qua văn bản chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.
- Giá trị nghệ thuật
– Câu văn ngắn gọn, súc tích.
– Lập luận chặt chẽ, thông tin xác thực, khoa học.
5. Thông điệp văn bản gửi gắm qua bộ sách kết nối tri thức
“Kết nối tri thức với cuộc sống” là bộ sách giáo khoa được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, đặc biệt là những kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”. Văn bản “Thủy tiên tháng Một” của bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống không chỉ mang vai trò truyền đạt đến độc giả những kiến thức của môn học Ngữ Văn, mặt khác văn bản trên giúp bạn đọc thấy được thực trạng của biến đổi khí hậu trong thế giới ngày nay. Đồng thời qua vănThủy tiên tháng Một của bộ sách Kết nối tri thức ta thấy được thông điệp khuyên con người cần có nhận thức đúng đắn về thực trạng của biến đổi khí hậu, hơn nữa mỗi cá nhân cần xây dựng ý thức bảo vệ môi trường để giảm thiểu những tác động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và khí hậu.
6. Soạn văn bản Thủy tiên tháng Một
a. Trước khi đọc
Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
“Thời tiết bây giờ khó lường thật!” – Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em có cảm nhận gì về những lo lắng ẩn chứa trong đó?
Trả lời:
– Lời nhận xét “Thời tiết bây giờ khó lường thật!” thể hiện sự lo ngại và bất an của người nói trước tình hình thời tiết biến đổi, không lường trước được. Qua câu nói trên em thấy sự lo lắng của con người trước những biến động của thời tiết.
Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Qua quan sát trực tiếp hoặc qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường nào trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật? Những thay đổi bất thường ấy đã gợi lên trong em cảm nhận, suy nghĩ gì?
Trả lời
– Thay đổi trong nhịp sinh trưởng và tập tính của các loài sinh vật do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là hiện thực đã được tác giả nhấn mạnh. Các loài sinh vật phải thích ứng bằng cách thay đổi vùng sống, thời gian sinh sản và cách ứng phó với điều kiện nhiệt đới mới. Điều này thể hiện rõ sự ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu đối với sự đa dạng sinh học trên Trái Đất.
b. Sau khi đọc
Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Hãy chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi
Trả lời
– Cụm từ có thể chọn: “sự rối loạn khí hậu toàn cầu”, “Biến đổi khí hậu”.
Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì? Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt” hay không? Vì sao?
Trả lời
– Nhận định của em về nhan đề của văn bản tương đương với một tản văn, giống với văn bản “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.
– Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt”. Vì nó cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả.
Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
“Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào? Dựa vào trải nghiệm riêng của em, hãy bổ sung bằng chứng cho vấn đề này.
Trả lời
– Tác giả sử dụng những bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề “Sự bất thường của Trái Đất”. Các bằng chứng đề cập về sự thay đổi bất thường của thời tiết, hiện tượng thiên nhiên cực đoan, đặc biệt là những sự kiện đáng chú ý do biến đổi khí hậu. Bằng chứng này góp phần làm nổi bật và chứng minh những vấn đề mà tác giả đưa ra.
– Dựa vào trải nghiệm riêng của em, em bổ sung bằng chứng cho vấn đề này với hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ở Việt Nam: thời tiết tháng năm vẫn còn có những đợt gió mùa làm cho nhiệt độ giảm mạnh, mưa lớn kéo dài gây lụt lội,…
Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Theo em, trong văn bản, đoạn văn nào thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết”? Cho biết vì sao em xác định như vậy.
Trả lời
Đoạn văn từ “Tại sao chúng ta lại đồng thời… đe dọa lớn lao tiềm ẩn” là một ví dụ minh họa cụ thể về “sự biến đổi cực đoan của thời tiết”. Tác giả đặt câu hỏi và giải đáp bằng lí lẽ và dẫn chứng, nhấn mạnh mối liên kết giữa biến đổi khí hậu và những thách thức lớn mà con người phải đối diện.
Câu 5 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Hãy chỉ ra những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.
Trả lời
– Những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết như:
+ Báo Niu Ooc Thai-mơ có một câu miêu tả chính xác tình trạng bất thường của Trái đất mà người Ai – o – oa hẳn đang cảm thấy: “Giép-Dooc, nhà thủy văn học đang làm cho Trung tâm thời tiết ở Đa- vin – pót, Ai – o – oa nói: Thường khi phá kỉ lục, bạn chỉ vượt qua mức cũ 2,5 đến 5cm. Nhưng hơn kỉ lục cũ tận 1,8 m thì quá ngạc nhiên”
+ Trang CNN.com (ngày 07/08/2007) giới thiệu một báo cáo do Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố…..
+ Như Giôn – hô – đơ – rơn nói:….
Câu 6 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu nào? Việc dẫn số liệu như vậy có ý nghĩa gì?
Trả lời
– Trong văn bản, tác giả đã trình bày một loạt số liệu như: “lũ và mưa lớn đã làm sập 23 000 ngôi nhà,” “62 người thiệt mạng,” “nhiệt độ xuống tới -22C, -18C…”,
– Việc dẫn những số liệu trên có ý nghĩa: Phản ánh, làm rõ những cực đoan của thời tiết, đồng thời cho thấy những tác động lớn của thời tiết đối với môi trường. Mặt khác việc dẫn số liệu trên có ý nghĩa còn làm tăng tính thuyết phục và chứng minh mức độ cập nhật thông tin vô cùng chính xác của tác giả.
Câu 7 (trang 82, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu lên điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này.
Trả lời
– Văn bản trên giúp em tiếp thu được những kiến thức về cách đọc hiểu, tiếp thu kiến thức và cách viết một văn bản thông tin.
– Từ văn bản em đã có cái nhìn đúng đắn về thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới vào thời điểm hiện tại. Mặt khác văn bản còn truyền tải thông điệp về cách gìn giữ và bảo vệ môi trường để từ đó tránh tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra liên tiếp.