Bài thơ “Nhớ” là bức tranh đẹp, cảm xúc về tình yêu, nỗi nhớ mong của người chiến sĩ. Phân tích bài thơ sẽ giúp người đọc hiểu thêm về tâm trạng của chủ thể trữ tình, cùng tham khảo bài viết của tôi dưới đây nhé.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) làm rõ cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi
Thơ ca là nơi người nghệ sĩ tự do bộc lộ tâm hồn của mình theo nhịp đập của trái tim trước sự chuyển động của thiên nhiên vạn vật, của tâm hồn con người. Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”. Có một bài thơ nói về tình yêu đẹp đẽ, giản dị giữa người chiến sĩ đang kháng chiến với tình yêu và sự hy sinh. Tình yêu đôi lứa ấy còn nhân lên thành tình yêu Tổ Quốc thông qua bài thơ “nhớ” của nhà văn Nguyễn Đình Thi.
“Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây.
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương sớm tối vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn”
Tình yêu đôi lứa, tình yêu đất nước luôn là tình cảm thiêng liêng nhất của đời người. “Ngôi sao”, “ngọn lửa” là những hình ảnh ngày đêm gắn bó người chiến sĩ cùng nỗi nhớ mong. Đây là điểm sáng trong tác phẩm, soi đường dẫn lối giữa núi rừng tăm tối, hiểm nguy. Ngôi sao là niềm niềm hy vọng, ngôi sao nhỏ bé ngày đêm thắp sáng soi đường dẫn lối vẽ lên hình hài Tổ Quốc. “Ngôi sao” và “ngọn lửa” không chỉ bộc lộ tâm trạng nhớ nhung mà còn đi sưởi ấm trái tim người chiến sĩ. Sao vào lửa là cái cớ để nhân vật trữ tình bộc suy tư của mình, dẫn người đọc đi sâu vào nội tâm nhân vật. Ngôi sao dẫn đường soi lối, có ngọn lửa sưởi ấm lòng người chiến sĩ cô đơn giữa rừng sâu. Hình ảnh nhân hóa “Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh” tượng trưng cho sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Người chiến sĩ lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, rời xa người thân yêu của mình chiến đấu vì một tình yêu chung dành cho Tổ Quốc. Thế nhưng nỗi niềm nhớ thương, dành cho tình yêu nhỏ bé của mình luôn thường trưc, lớn lên từng ngày. Chính tình yêu ấy tạo niệm tin, động lực, sức mạnh cho người chiến sĩ. “Anh yêu em như anh yêu đất nước” là cách nói so sánh táo bạo nhưng lại vô cùng hợp lý. Tác giả đã đặt tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu Tổ Quốc, bởi lẽ đó là hai tình cảm thiêng liêng vĩ đại của đời người. Dù vất vả đau thương cũng không làm tình yêu ấy mất đi mà nó càng trở nên mãnh liệt hóa thành tình yêu nước cháy bỏng không gì so sánh được. “Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước” nỗi nhớ người yêu luôn tồn tại, len lỏi trong tâm trí người chiến sĩ, gắn liền với từng bước chân trên chặng đường hành quân của anh. Nỗi nhớ tồn tại ở khắp mọi nơi, mọi không gian, thời gian, từ ngày này qua ngày khác. Bài thơ “nhớ” là nỗi niềm nhớ nhung gửi gắm vào tình yêu đôi lứa, từ đó nảy sinh tình cảm to lớn hơn- tình yêu Tổ Quốc.
Đoạn thơ trên là bức tranh đẹp, cảm xúc về tình yêu, nỗi nhớ mong của người chiến sĩ. Tình yêu ấy không đơn thuần là tình cảm đôi lứa mà đó còn là tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Bài thơ không chỉ là tình yêu mà còn là sự hy sinh vì lí tưởng cao đẹp, vì độc lập tự do của những người lính trẻ.