Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn:
Gió hiu hắt, phòng tiêu lạnh lẽo,
Trước thềm lan hoa héo ron ron!
Cầu Tiên khói toả đỉnh non,
Xe rồng thăm thẳm, bóng loan rầu rầu!
Nỗi lai lịch dễ hầu than thở,
Trách nhân duyên mờ lỡ cớ sao?
Sầu sầu, thảm thảm xiết bao,
Sầu đầy giạt bể, thảm cao ngất trời!
Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc,
Nghĩa tôn phò vằng vặc bóng dương,
Rút dây vâng mệnh phụ hoàng,
Thuyền lan, chèo quế thuận đường vu qui.
Trăm ngàn dặm quản chi non nước,
Chữ nghi gia mừng được phải duyên,
Sang yêu muôn đội ơn trên,
Rỡ ràng vẻ thuý, nối chen tiếng cầm.
Lượng che chở, vụng lầm nào kể,
Phận đinh ninh cặn kẽ mọi lời,
Dầu rằng non nước biến dời,
Nguồn tình ắt chẳng chút vơi đâu là.
Lòng đùm bọc thương hoa đoái cội,
Khắp tôn thân cũng đội ơn sang,
Miếu đường còn dấu chưng thường,
Tùng thu còn rậm mấy hàng xanh xanh.
Nhờ hồng phúc, đôi cành hoè quế,
Đượm hơi dương, dây rễ cùng tươi.
Non Nam lần chúc tuổi trời,
Dâng câu thiên bảo, bày lời Hoa phong.
Những ao ước trập trùng tuổi hạc,
Nguyền trăm năm ngỡ được vầy vui,
Nào hay sông cạn, bể vùi,
Lòng trời tráo trở, vận người biệt ly!
Từ nắng hạ, mưa thu trái tiết,
Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên!
Xiết bao kinh sợ lo phiền,
Miếu thần đã đảo, thuốc tiên lại cầu.
Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước.
Phương pháp nào đổi được cùng chăng?
Ngán thay, máy Tạo bất bằng!
Bóng mây thoắt đã ngất chừng xe loan!
Cuộc tụ, tán, bi, hoàn kíp bấy!
Kể sum vầy đã mấy năm nay?
Lênh đênh chút phận bèo mây,
Duyên kia đã vậy, thân này nương đâu!
Trằn trọc luống đêm thâu, ngày tối,
Biết cậy ai dập nỗi bi thương?
Trông mong luống những mơ màng,
Mơ hồ bằng mộng, bàng hoàng như say.
Khi trận gió, hoa bay thấp thoáng,
Ngỡ hương trời bảng lảng còn đâu:
Vội vàng sửa áo lên chầu,
Thương ôi, quạnh quẽ trước lầu nhện chăng!
(Trích Ai Tư vãn, Lê Ngọc Hân, theo https://isach.info/)
Chú thích:
* Ai Tư vãn là một tác phẩm viết bằng chữ Nôm. Tương truyền bài thơ này là do Bắc Cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân viết khóc phu quân là Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ khi hoàng đế băng hà.
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát đoạn trích “Ai tư vãn” và nêu khái quát ấn tượng chung về bài thơ.
+ Đoạn trích “Ai tư vãn” đã để lại trong lòng người đọc những day dứt khó quên bởi chính nỗi đau xé triền miên của một người quả phụ khóc thương cho người chồng của mình.
II. Thân bài
– Giới thiệu khái quát về tác phẩm:
Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) hay còn gọi là công chúa Ngọc Hân, là con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông. Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn, từ nhỏ đã tinh thông kinh sử và biết làm thơ. Năm 16 được, Ngọc Hân vâng lời vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Dù cuộc hôn nhân này nhằm mục đích chính trị nhưng tình cảm của hai người dành cho nhau sớm đã mặn nồng. Hạnh phúc không được bao lâu thì đến năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, để lại cho nàng hai đứa con nhỏ. Cũng chính vì thế mà bài thơ “Ai tư vẫn” được ra đời.
– “Ai tư vãn” có nghĩa là “Bài vãn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ”. Như chính tên gọi của nó, bài thơ là tiếng khóc thành thơ, là nỗi buồn đau khôn xiết của công chúa Ngọc Hân khi biết người chồng yêu quý của mình đã không còn tồn tại trên cõi đời.
– Phân tích bài thơ:
Luận điểm 1: Phân tích nội dung, chủ đề của văn bản.
+ Hiện thực tại mất mát, tang thương của nhân vật trữ tình:
+ Sự hồi tưởng về những tháng ngày hạnh phúc của nghĩa tình phu phụ.
+ Nỗi đau ly biệt:
Luận điểm 2: Phân tích một số đặc sắc nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
+ Thể thơ song thất lục bát với quy định rất chặt chẽ về vần, về nhịp.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc mà giàu giá trị biểu cảm. Sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ như biện pháp so sánh, ẩn dụ,… Bút pháp tả cảnh ngụ tình tài hoa. Tất cả đã diễn tả sâu sắc, thấm thía nỗi niềm của bà Hoàng hậu họ Lê trước sự ra đi của người chồng.
* Đánh giá mở rộng:
Đoạn thơ trích trong “Ai tư vãn” là một đoạn thơ mẫu mực của thể thơ song thất lục bát thuần tuý dân tộc với vần nhịp, giọng điệu phù hợp để diễn tả tâm sự, nỗi niềm của người vợ trong không gian, thời gian cụ thể là trước sự ra đi của người chồng.
III. Kết bài: Khẳng định giá trị của đoạn trích, nêu bài học bản thân