Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Ngôn chí – Bài 10

Ngôn chí Bài 10 được viết theo thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Dưới đây là bài Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Ngôn chí – bài 10 (Nguyễn Trãi)

Ngôn chí – bài 10

(Nguyễn Trãi)

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.
Có thân chớ phải lợi danh vây.
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bợ (1) cây.
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu (2) cá nên bầy.
Ít nhiều tiêu sái (3) lòng ngoài thế,
Năng (4) một ông này đẹp thú này.

(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

Chú thích:
(1) Bợ cây: chăm nom, săn sóc cây
(2) Mấu ấu: mầm cây củ ấu.
(3) Tiêu sái: thảnh thơi, thoát tục.
(4) Năng: có thể, hay.

Dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Ngôn chí – Bài 10

Mở bài:  Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

– Nguyễn Trãi, người anh hùng – người nghệ sĩ, nhà thơ lớn của dân tộc, để lại những sáng tác văn chương giá trị, đồng thời nói lên con người, nhân cách của ông.

– Tác phẩm: Là bài thơ chữ Nôm, thuộc phần Vô đề của tập thơ Quốc âm thi tập. Là tập thơ thể hiện sự thành công, giá trị về mặt nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi.

Thân bài: phân tích, đánh giá về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Ngôn chí – Bài 10

* Về nội dung:

Bài thơ là một bức tranh nơi thôn dã quen thuộc, yên bình và tình yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống điền viên của nhà thơ.
Qua đó, người đọc thấy được bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi:

+ Lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu, không vướng bận danh lợi.

+ Mở rộng tâm hồn giao hòa cùng cảnh vật thôn quê: uống rượu ngắm trăng, hoa; chăm cây cảnh; ngắm chim làm tổ trên cây, cá bơi từng đàn dưới nước …

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Ngôn chí – Bài 10

* Đặc sắc về nghệ thuật:

– Thể thơ: bài thơ chữ Nôm, làm theo thể thơ Thất ngôn bát cú, xen lẫn sáu chữ: có sự phá cách.

– Hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc với cảnh điền viên, thôn quê

– Nghệ thuật đối ở hai câu thực; hai câu luận: Thể hiện rõ hơn chân dung con người Nguyễn Trãi; đồng thời thể hiện tài năng của nhà thơ

Kết luận: Đánh giá

– Bài thơ ngắn gọn, hàm xúc, thể hiện được con người, nhân cách Nguyễn Trãi, đồng thời khẳng định được tài năng của nhà thơ.

– Là một trong những bài thơ Nôm đánh dấu cho sự phát triển thơ Nôm của dân tộc.

Phân tích, đánh giá về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Ngôn chí – Bài 10

Trong lịch sử văn học Việt Nam, nếu như Nguyễn Du với những tác phẩm khắc họa người phụ nữ đương thời, thì Nguyễn Trãi cũng là một vị thi nhân với thú vui tiên cảnh, hòa mình vào thiên nhiên, vào dân tộc. Nói đến Nguyễn Trãi – ông không chỉ là nhà văn hóa lớn vĩ đại của dân tộc mà ông còn là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông là danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO vinh danh. Những tác phẩm của ông đóng góp vào nền văn học nước nhà. Đặc biệt là tập thơ “Quốc âm thi tập” được ông sáng tác bằng chữ Nôm, trong đó bài thơ Ngôn chí (bài 10) có thể nói là tiêu biểu nhất trong tập thơ này. Là tác phẩm có ý nghĩa lớn, thể hiện tâm hồn và niềm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.

“Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.

Có thân chớ phải lợi danh vây.

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bẻ cây.

Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

Áo quang mấu ấu cá nên bầy.

Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,

Năng một ông này đẹp thú này.”

Mỗi tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Trãi luôn để lại những giá trị nhân văn cho đời, những tâm tư, nguyện vọng và một tư tưởng lớn của một vị danh nhân, cáo quan về quê ở ẩn, một tâm hồn thi sĩ đầy lắng đọng và yêu thương. Đến với bài thơ Ngôn chí bài 10 cũng là một tác phẩm như thế, khái quát bài thơ là hình ảnh thiên nhiên bao quát toàn bài, một khung cảnh chùa chiền, những âm thanh của thiên nhiên đã thôi thúc nỗi lòng của ông viết nên bài thơ.

Có thể nói tác phẩm Ngôn chí bài 10 thể hiện tư tưởng của tác giả, viết bằng chữ Nôm, thể thơ Đường quen thuộc Thất ngôn xen lục ngôn nhưng được nhà thơ sáng tác một cách rất mới mẻ và độc đáo, Nguyễn Trãi là vậy, ông luôn sáng tạo ưu tiên sự mới mẻ nhưng cũng cần hợp lí hóa những gì đã có. Bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh chắc hẳn là ngã dẽ trong cuộc đời của Nguyễn Trãi, ông cáo quan về quê ở ẩn, vứt bỏ danh lợi, về vui với chốn thôn quê dân dã mà yên bình.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên với khung cảnh yên bình của hình ảnh những ngôi chùa, nơi mà chúng ta thả hồn, quên hết những âu lo mệt mỏi và tịnh tâm khi bước đến, chính bởi vẻ yên tĩnh đó tác giả đã khắc họa cảnh vật nơi thôn quê bình yên, lòng người cũng trở nên thanh thản, yên bình thanh cao hơn, tâm hướng về Phật, hướng thiện. Tác giả cũng đưa ra một tư tưởng lớn, con người sống ở trên đời không bị phụ thuộc vào danh lợi xô bồ, những cao sang ngoài kia chỉ là phù phiếm, tâm hồn trong sạch, làm việc thiện mới là điều đáng quý. Sự lựa chọn của ông được khắc họa, ông đã lựa chọn cuộc sống yên bình tránh xa những xa hoa của công việc làm quan.

Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật tác giả sử dụng phép đối khá độc đáo thể hiện cái tôi sáng tác của tác giả. Câu đối và câu thực trong bài thơ đã trình bày khái quát lần lượt những thời điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn là khắc họa tình yêu thiên nhiên, cảnh vật nơi thôn quê bình yên của tác giả Nguyễn Trãi, về một cuộc sống đơn giản, thanh nhàn, có hoa có trăng, có thiên nhiên cây cỏ, có đàn cá lội dưới nước. Tất cả là đủ với Nguyễn Trãi bởi ông chỉ cần được sống an nhàn, thanh cảnh để tận hưởng cuộc sống nơi quê hương xinh đẹp.

Những hình ảnh đẹp đó cho mỗi độc giả chúng ta thấy được Nguyễn Trãi là một vị thi nhân với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, yêu quê hương đất nước qua những hình ảnh giản dị mà ấm áp. Ông là tấm gương cho biết bao thế hệ về tấm lòng nhân hậu, thanh cao, không ham danh lợi. Một tâm hồn đẹp, cao cả đáng quý.