Bài thơ Xuân của Chế Lan Viên phản ánh của tâm trạng và tư tưởng của tác giả về mùa Xuân của đất nước trong giai đoạn khủng hoảng lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam trước sự xâm lược của Pháp và Nhật. Thế nhưng trong cái xuân ấy vẫn có những vẻ đẹp độc đáo.
Ý nghĩa Bài thơ Xuân của Chế Lan Viên
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?
– Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn
Ý nghĩa: Bài thơ Xuân của Chế Lan Viên là sự phản ánh của tâm trạng và tư tưởng của tác giả trong giai đoạn khủng hoảng lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam trước sự xâm lược của Pháp và Nhật.
Dàn ý Viết bài văn thể hiện cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bài thơ Xuân của Chế Lan Viên
Mở bài
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận.
Thân bài
Vẻ đẹp độc đáo về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ:
• Cảm xúc “khác biệt” của nhân vật trữ tình trước mùa xuân: không hề mừng vui, mong nhớ, chào đón mà ngược lại thể hiện sự thù ghét, chối bỏ, xua đuổi.
• Đối lập với cảm xúc trước mùa xuân là sự mong nhớ, ưu ái đặc biệt đối với mùa thu.
• Những cảm xúc đó đã được thể hiện qua cấu tứ tương phản độc đáo; những hình ảnh thơ tượng trưng (xuân, thu, người nghèo, đứa trẻ thơ,…); giọng điệu đầy cảm xúc; các biện pháp tu từ giàu biểu cảm (ẩn dụ, điệp, câu hỏi tu từ).
+ Khái quát chủ đề và đánh giá giá trị bài thơ:
Bài thơ thể hiện dòng cảm xúc và một quan niệm sống độc đáo; đặc biệt khi đặt vào hệ thống thi ca viết về mùa xuân. Tuy vậy, nó vẫn thuộc mạch ngầm của dòng cảm xúc chung trong dòng chảy Thơ mới 1932 1945: Thái độ chán ghét, xua đuổi mùa xuân thực chất là một cách phản ứng, phủ nhận đối với hiện tại, với thực trạng xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, thể hiện thái độ chán ngán, bất lực của Chế Lan Viên nói riêng cũng như các nhà thơ mới và thế hệ thanh niên tiểu tư sản nói chung. Vì vậy, bài thơ vừa mang vẻ đẹp độc đáo với chiều sâu triết lí của phong cách thơ Chế Lan Viên, vừa mang đậm hơi thở thời đại.
Viết bài văn thể hiện cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bài thơ Xuân của Chế Lan Viên
Có lẽ cái tên Chế Lan Viên đã không còn xa lạ đối với mỗi người yêu thơ ca Việt Nam, một nhà thơ được biết đến với hồn thơ điên loạn. “Xuân” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông, là những cảm nhận về mùa xuân hoàn toàn khác biệt, không đi theo lối mòn, cũng không có những cảm xúc mà người ta vẫn bộc bạch về xuân. Mùa xuân qua cái nhìn của Chế Lan Viên là những đắng cay và đau khổ, những cảm xúc đau khổ len lỏi trong xuân.
“Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!”
Có lẽ như Nguyễn Du từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ? Nên thi sĩ mới buồn, buồn từ trong tâm, rồi buồn sang cảnh vật.
Nỗi mong nhớ mùa thu ngày trước cứ hiện hữu trong từng vần thơ con chữ của Chế Lan Viên, ông hoài mong, tự hỏi rằng liệu có ai trở về mùa thu trước đó, để góp nhặt lá vàng, chắn nẻo xuân sang, cho xuân kia đừng đến nữa. Xuân đến làm chi, khi người nghèo chưa biết Tết, khi lòng này chưa rộn rã mừng xuân, khi trái tim còn vương mùa thu trước?
Mắc dù đó là những cảm xúc mới lạ, lại không thể phủ nhận rằng, sự biến đổi cảm xúc trong Chế Lan Viên đã góp phần tạo nên một thi sĩ tài năng và sáng tạo. Tuy phá cách nhưng lại rất gọn gàng, góp những vần thơ quý giá vào kho tàng văn học Việt Nam.