Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài

Nhằm giúp các em học tốt Ngữ văn lớp 12 sách Kết nối tri thức dưới đây là bài phân tích hay nhất, ngắn gọn do Trạm văn học biên soạn. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài, cùng tham khảo bài viết của tôi dưới đây nhé.

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài – Mẫu 1

Bài thơ “Cảm hoài”- Đặng Dung là lời giãi bày tâm sự của tác giả trước thời cuộc đất nước, thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của người anh hùng mang âm hưởng vang vọng của hào khí Đông Á. Nhà thơ Lý Tử Tấn từng nhận định rằng: “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng” (Không phải kẻ sĩ hào kiệt thì không làm nổi). Biểu tượng người anh hùng kiêng cường, bất khuất hiên ngang vượt lên trước mọi thử thách của thời thế đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Tác giả mở đầu bài thơ với hoàn cảnh tâm trạng đang rối bời, trăn trở trước bi kịch của cuộc đời mình. Người anh hùng hiện lên với những hành động: phù trục địa nâng đỡ giang sơn đang nghiêng lệch, tẩy binh chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình cho dân tộc, văn thiên hà kéo sông Ngân Hà xuống. Những hành động phi thường ấy thể hiện chí làm trai, là khát khao hoài bão lớn của người anh hùng trong tình thế lúc bấy giờ. Người anh hùng ấy giúp chúa khôi phục lại đất nước, lấy lại sự tự do, hòa bình đuổi quân thù khỏi bờ cõi. Đứng trước thời thế điên đảo, sự ngông cuồng của bọn cướp nước, nhà thơ luôn khao khát mình đóng góp phần vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ non sông nhưng đành lực bất tòng tâm vì tuổi già. Cái chí lớn ấy thể hiện khát vọng vĩ đại của người anh hùng, một âm hưởng chung của hào khí Đông Á.

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài – Mẫu 2

Chỉ với Cảm hoài bài thơ duy nhất còn để lại cho đời sau, nhưng tên tuổi của Đặng Dung và tên của bài thơ, những vần điệu bi hùng ấy cũng đã đủ đi vào cõi bất tử trong tâm của người Việt Nam muôn thế hệ. Biểu tưởng nổi bật trong bài thơ chính là người anh hùng. Hình ảnh đầy bi tráng của người anh hùng, tuy thất thế mà vẫn hiên ngang rất mực. Thể hiện một chí khí và một khát vọng anh hùng ngút trời đậm chất anh hùng ca mang âm hưởng chung của hào khí Đông A, âm điệu hùng tráng của dòng thơ văn chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV của nước ta.