Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật sử thi được thể hiện qua hình tượng Chiêm Tơ Mun

Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật sử thi được thể hiện qua hình tượng Chiêm Tơ Mun trong văn bản sau:

(Tóm tắt: Xing Chơ Niếp là tù trưởng của một buôn làng giàu mạnh. Chàng lấy vợ là Hbra Lơ Tang, sinh được một người con trai đẹp lạ thường, đặt tên là Chiêm Tơ Mun. Hai vợ chồng làm lễ thổi tai cho con rất linh đình, nhưng quên không mời anh em nhà Đăm Chút. Đăm Chút lấy làm tức giận, bèn cùng hai em trai của mình là Đăm San và Đăm Chét kéo đến đánh buôn làng Xing Chơ Niếp, giết chết Xing Chơ Niếp và người anh trai của Xing Chơ Niếp, bắt vợ của Xing Chơ Niếp về làm nô lệ. Chiêm Tơ Mun may nhờ sự che chở của ông Trời nên đã thoát nạn, được vợ chồng người em gái của Xing Chơ Niếp nuôi dưỡng. Khi đã lớn khôn, biết được mối thù năm xưa, Chiêm Tơ Mun đã tìm đến buôn làng của Đăm Chút để báo thù).

Qua bảy ngày, bảy tháng, bảy năm đánh nhau, sức Đăm Chút đã tàn, lực hắn đã cạn, chân nặng như đeo chì, cột đá. Chiêm Tơ Mun dồn hắn vào núi lơtang, đẩy hắn sang núi jut, cuối cùng hắn ngã giúi, nằm ngả nghiêng.

ĐĂM CHÚT: – Ơ làm sao đây? Ta đã hết sức mẹ cho, cha dưỡng rồi.
Chiêm Tơ Mun giết chết Đăm Chút.

CHIÊM TƠ MUN: – Ơ Đăm San! Mày hãy ra ngoài đi, ta đánh nhau sớm trước lúc sương chưa lên trời. Ta chỉ đánh chơi một ngày, một buổi, một chút thôi…

ĐĂM SAN: – Ơ Chiêm Tơ Mun! Gan mày lớn bằng nào, mặt mày to bằng nào mà dám gọi tao? Hai người cùng nhảy lên trời. Mỗi lần Chiêm Tơ Mun vây bên trái, Đăm Săn bay qua phải. Đăm San vọt bên phải, Chiêm Tơ Mun vẫn đứng yên tại chỗ. Dao chạm nhau chan chát, tóe lửa.

Lửa bắn ra như tàn đuốc, như gió thổi đống tro tàn.

Sau năm ngày, năm tháng, năm năm, Đăm San hết sức mẹ cho, cha dưỡng. Hắn vượt qua mười đồi, tám suối, chín khe. Chiêm Tơ Mun rượt theo, đuổi bắt. Đến đồi ole, Đăm San kiệt sức, tàn hơi. Hắn chết cứng đờ như cá horong gặp cạn, như con cọp đói mồi, không kịp nói chuyện với Chiêm Tơ Mun.

Tới sân cây kơnia, Chiêm Tơ Mun hét vang, gọi đến Đăm Chét.

CHIÊM TƠ MUN: – Ơ Đăm Chét! Mày hãy lên đây…

ĐĂM CHÉT: Cha mẹ tao sinh ra tao là con trai để đánh giặc, mày với tao đi một lần, sinh cùng một nhịp trống, sao tao lại không lên?

Đăm Chét vừa nhảy lên trời, Chiêm Tơ Mun cũng nhảy theo ngay. Hắn muốn vượt cao hơn, nhưng Chiêm Tơ Mun cũng bay cao không kém. Hai bên xốc vào nhau, núi nhão ra, rừng tụm lại. Mưa giông ập tới. Dòng sông ngập nước. Cây cối gãy đôi. Cuối cùng Đăm Chét kéo đao chạy. Hắn chạy trốn vượt qua đồi jut, giẫm lên rừng le, nhào qua đầm lầy, chui qua lũng hẹp. Nhưng Chiêm Tơ Mun nắm được bả vai hắn, giật tóc, giúi hắn xuống đất, đẩy hắn xuống nước.

CHIÊM TƠ MUN: Ơ Đăm Chét! Mày mau đi mà làm nhà với Đăm Chút và Đăm San ngoài rừng nhé.

Không nghe thấy Đăm Chét trả lời, hắn đã chết từ lúc nào.

(Trích: Xing Chơ Niếp, sử thi Ê đê, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 40, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.165-166)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật sử thi được thể hiện qua hình tượng Chiêm Tơ Mun

Chiêm Tơ Mun là người anh hùng có sức mạnh phi thường: đánh nhau bảy ngày, bảy tháng, bảy năm với Đăm Chút; năm ngày, năm tháng, năm năm với Đăm Săn; rồi chàng lại tiếp tục đánh nhau với Đăm Chét nhưng sức lực vẫn tràn trề.

Chiêm Tơ Mun là người anh hùng có tài năng phi thường: nhờ tài năng ấy nên dù Đăm Chút, Đăm Săn, Đăm Chét đều là những kẻ thù có võ nghệ cao cường, nhưng cuối cùng Chiêm Tơ Mun vẫn đánh đuổi và giết chết được kẻ thù.

Chiêm Tơ Mun là hình ảnh đại diện cho sức mạnh cộng đồng, cho ước mơ về một tù trưởng vĩ đại, người có thể lãnh đạo và bảo vệ cộng đồng trước mọi thế lực xấu xa.