Trong kho tàng thơ ca Việt Nam, có rất ít tác phẩm nói về lính cứu hỏa. Từ vụ cháy quán karaoke cao 5 tầng ở 231 Quan Hoa (cầu Giấy – Hà Nội) ngày 01/08/2022, tác giả Lê Cảnh Nhạc đã viết bài thơ “Ngược chiều” để khắc họa hình tượng người lính cứu hỏa. Dưới đây Tramvanhoc sẽ Viết một đoạn văn phân tích cấu tứ của bài thơ “Ngược chiều” của Lê Cảnh Nhạc để làm rõ tác phẩm hơn nhé!
Dàn ý Phân tích cấu tứ của bài thơ “Ngược chiều” của Lê Cảnh Nhạc
Cấu tứ đã khai thác mối quan hệ giữa người lính cứu hỏa và người dân trong sự đối lập, ngược chiều mà lại là một sự cùng chiều đến thú vị. Cấu tứ đó được thể hiện ở 2 hình ảnh đối lập:
* Người lính cứu hỏa:
– Từ ngoài, nơi bình yên để lao vào biển lửa, hỏa diệm sơn cứu người.
– Bước chân người lính lao vào khói lửa những vững vàng, chăc chắn, không hề nao núng, run sợ.
– Người lính cứu hỏa hết lòng vì người khác => giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh.
– Người lính cứu hỏa đích đến là những hỏa diệm sơn, những nơi cháy dữ dội, lao vào nguy hiểm để tìm sự sống, để mang lại sự sống, sự an toàn.
* Người dân:
– Cố gắng lao ra khỏi biển lửa để thoát thân, để tìm cho mình sự bình yên.
– Người dân trong bước chân loạn nhịp chạy ra khỏi đám cháy với tinh thần hoảng loạn, tim đập chân run.
– Người dân chạy ra khỏi đám cháy vì sự bình yên của bản thân mình
– Người dân đích đến là không gian bên ngoài bình yên để tìm đến sự sống, sự an toàn
=> Hai người chạy ngược chiều, nhưng lại có cùng một hướng đến sự sống, bình an; dẫu vậy ta vẫn thấy một cái hướng khác, hướng của người lính cứu hỏa đã lựa chọn, hướng vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hi sinh. Hướng của tinh thần trách nhiệm, hướng của lí tưởng sống cao đẹp. Hướng ấy là hướng đến sự sống bất tử vĩnh hằng => đáng trân trọng biết bao!
=> Từ đó, tác giả đã sử dụng phép điệp triệt để, phép so sánh, phóng đại, ẩn dụ kết hợp với thể thơ tự do, phương thức biểu đạt biểu cảm và miêu tả để làm sao cho ý tưởng đó nổi bật, để hình tượng người lính cứu hỏa hiện lên thật đẹp, thật tráng lệ trong hiểm nguy rình rập.
Chính cấu tứ ấy đã quyết đinh mạch cảm xúc của bài thơ: từ âu lo khi nhìn thấy cột khói, nhìn thấy chung cư, nhà cao tầng như hỏa diệm sơn => hồi hộp chứng kiến những bước chân ngược chiều => cảm phục, trân trọng trước đích đến cao đẹp của những người lính cứu hỏa.
Phân tích cấu tứ của bài thơ “Ngược chiều” của Lê Cảnh Nhạc
Bài thơ “Ngược chiều” của Lê Cảnh Nhạc với cảm xúc chân thực về công việc thầm lặng của những chiến sỹ cảnh sát Phòng cháy chữa cháy. Tác phẩm được khá nhiều người đọc yêu thích khi tác giả đăng trên mạng xã hội. Đây là “nén hương tưởng nhớ” của nhà thơ quê Hà Tĩnh dành cho 3 chiến sỹ hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy quán karaoe ở Hà Nội hôm 1/8/2022.
Với hình ảnh mũi tên bay ngươc chiều, lao vào hiểm nguy, nhà thơ đã đem đến người đọc một bức tranh khái quát về công việc lặng thầm của những người lính cứu hỏa. Họ thường xuyên phải đối mặt hiểm nguy, tự nguyện làm “mũi tên ngược chiều/ lao vào biển lửa”. Dẫu cột lửa cao nuốt chửng cả vòi rồng. Trong khi người khác hoảng loạn thì các chiến sỹ phòng cháy, chữa cháy phải bình tĩnh hơn ai hết. Trong khi người khác tìm chỗ bình an trong khói lửa thì các anh lại như những mũi tên lao vào chốn nước sôi lửa bỏng mà “không kịp nghĩ”.
Những đám cháy được ví với Hỏa Diệm Sơn, núi lửa phun trào khiến con người trở nên nhỏ bé mà cũng rất đỗi kiên cường. Họ là những chiến binh xé tan núi Hỏa Diệm rừng rực để cứu lấy mạng người.
Còn những người dân, họ đang cố gắng lao ra khỏi biển lửa để thoát thân, để tìm cho mình sự bình yên với những bước chân loạn nhịp chạy ra khỏi đám cháy với tinh thần hoảng loạn, tim đập chân run. Người dân chạy ra khỏi đám cháy vì sự bình yên của bản thân mình để tìm đến sự sống, sự an toàn.
Hình ảnh hai người chạy ngược chiều, nhưng lại có cùng một hướng đến sự sống, bình an; dẫu vậy ta vẫn thấy một cái hướng khác, hướng của người lính cứu hỏa đã lựa chọn, hướng vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hi sinh. Hướng của tinh thần trách nhiệm, hướng của lí tưởng sống cao đẹp. Hướng ấy là hướng đến sự sống bất tử vĩnh hằng. Điều này thật sự đáng trân trọng biết bao!
Hình tượng những bước chân ngược chiều lặp lại cuối bài thơ được tôn lên thành biểu tượng. Những bước chân của lực lượng phòng cháy chữa cháy ngược chiều với dòng người chạy chạy trốn hiểm nguy. Trái tim các anh lại cùng một hướng. Họ lao vào trận đánh, dù không tiếng súng mà cam go chẳng kém chốn trận tiền. Tất cả cùng hướng đến một cái đích chung là vì hạnh phúc của bao người.