Phân tích đánh giá thông điệp mang lại từ văn bản Chuyện cổ tích về người đàn ông chưa vợ đông con

Bình chọn

Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá thông điệp mang lại từ văn bản phóng sự sau:

CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHƯA VỢ, ĐÔNG CON

Jimmy Phạm – người đàn ông chưa vợ nhưng có hàng trăm đứa con trong ngôi nhà mang tên KOTO luôn tất bật. Mang trong mình hai dòng máu Việt – Hàn, sinh ra ở Việt Nam nhưng lớn lên ở Sydney (Australia), Jimmy Phạm đã đón 20 cái Tết ở Hà Nội cùng đàn con. Kể cho tôi nghe về cuộc đời như cổ tích của mình, người đàn ông vốn sắt đá có lúc rưng rưng nước mắt…

“Tốt nghiệp đại học ở Australia chuyên ngành du lịch khách sạn, tôi quay về quê hương làm hướng dẫn viên du lịch. Năm 1996, lần trở lại TP Hồ Chí Minh, tôi gặp những đứa trẻ đường phố đói rạc người. Dẫn các em đi ăn phở và thấy nhiều đứa trẻ lang thang dưới tấm biển hiệu rất to trên quốc lộ “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” – tôi buồn và tự nhủ mình phải làm cái gì đó cho những số phận này có cuộc sống tốt hơn”.

Bốn tháng sau, Jimmy Phạm quay lại với mong muốn phải giúp bằng được những đứa trẻ mình từng gặp. Nhưng lúc ấy anh không có nhiều tiền, với 200 USD trong túi anh chỉ có thể mời bọn trẻ ăn mấy bữa cơm, mua cho chúng vài bộ áo quần. Lương hướng dẫn viên du lịch lúc ấy khoảng 600 USD và Jimmy Phạm cố làm tốt việc để khách hàng bo thêm, dùng tiền đó giúp những đứa trẻ.

Mỗi tháng anh bỏ ra 2.000 USD tiền dành dụm cưu mang trẻ em lang thang ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nhưng rồi tiền dành dụm cũng hết. Càng đi sâu vào những cảnh đời ấy, Jimmy càng nhận thấy mình cần làm một cái gì đó có thể thay đổi số phận những đứa trẻ thay vì chỉ cho các em một ít tiền hay vài bữa ăn. Jimmy nghĩ tới việc dạy nghề, tạo cho các em một công việc ổn định.

Sau đó, một tiệm bánh sandwich nhỏ được Jimmy Phạm mở ra ở Hà Nội, nhưng anh nhanh chóng nhận ra cần phải dạy thêm nhiều kỹ năng cho những đứa trẻ đường phố thì chúng mới làm việc được. Tracey Lister, một đầu bếp người Australia đã trợ giúp Jimmy Phạm và với số tiền huy động được từ người thân, nhà hàng đầu tiên mang tên KOTO (viết tắt của “Know one, teach one”) đã đi vào hoạt động tại 101 Xuân Diệu (Hà Nội). Sau đó anh mở thêm cơ sở nữa tại 59 Văn Miếu (Đống Đa, Hà Nội) để các em thực tập. […]

“Điều gì giữ anh ở lại?”. Jimmy trả lời câu hỏi của tôi không chút suy nghĩ: “Đó là nụ cười của các em. Tôi không muốn trong mắt chúng, tôi cũng chỉ là ông Tây du lịch với những lời hứa suông”, Jimmy nói.

[…]

Xây dựng KOTO đã 17 năm, từ đó tới nay, Jimmy đã giúp hơn 830 trẻ lang thang cơ nhỡ được học nghề và xin được việc làm. Nhiều người trong số họ giờ là giáo viên của KOTO. Nhưng sự giúp đỡ của Jimmy không tập trung vào số lượng mà tập trung vào chất lượng. Giờ đây, một em trung bình giúp đỡ ba người trong gia đình.

Các em đều coi KOTO như gia đình của mình bởi ngay từ đầu Jimmy đã xây dựng nơi này trên nền tảng những giá trị gia đình. Đó là lý do trung tâm dạy nghề KOTO được bố trí theo kiểu gia đình với đầy đủ thiết bị sinh hoạt cơ bản, có mẹ nuôi chăm sóc cho các em. Các em cũng được kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm phòng, được giáo dục sức khỏe sinh sản và giới tính… Trong buổi lễ tốt nghiệp, Jimmy dành nhiều thời gian để tâm sự với các em và thường rơi nước mắt…

“Vì sao đã hơn 40 tuổi rồi, anh vẫn chưa lập gia đình?”.

Jimmy Phạm cười hiền: “Vì tôi cần tập trung lo cho KOTO, đó là sự nghiệp của tôi. Tôi chưa vợ nhưng có cả nghìn con, đó là gia đình hạnh phúc của tôi”.

(Thiên Thanh, Chuyện cổ tích về người đàn ông chưa vợ đông con, https://nhandan.vn, 27/2/2017)

Phân tích đánh giá thông điệp mang lại từ văn bản Chuyện cổ tích về người đàn ông chưa vợ đông con

Bài làm

1. Mở đoạn

– Phóng sự là một thể loại ký nằm giữa văn học và báo chí. Phóng sự có nhiệm vụ thông tin thời sự về những tính chất người thật, việc thật đồng thời đưa ra và trả lời những câu hỏi, tạo dựng sự việc cho mọi người quan sát, học hỏi và đem đến những thông điệp ý nghĩa.

– Câu chuyện trong phóng sự “Chuyện cổ tích…” của Thiên Thanh đem đến cho độc giả nhiều suy ngẫm.

2. Thân đoạn

-Tóm lược nội dung: kể về Jimmy Phạm, người đàn ông nhân hậu, có những hành động vô cùng ý nghĩa giúp hang trăm trẻ lang thang ở thành phố Hồ Chí Minh có cuộc sống ổn định.

– Thông điệp từ phóng sự:

+ Tình yêu thương không biên giới (không phân biệt quốc gia, dân tộc)

+ Những người kém may mắn trong xã hội cần tình yêu thuwong và sự giúp đỡ tận tình, hiệu quả để họ có cuộc sống ổn định hơn.

+ Hãy cho đi, ta sẽ nhận về hạnh phúc.

+ Cuộc sống còn nhiều điều ý nghĩa, nhiều tấm lòng nhân ái đáng trân trọng, ngợi ca.

– Nghệ thuật: ngôn ngữ giản dị, mộc mạc; chi tiết, sự việc chính xác, chân thật;…

3. Kết đoạn

Thông điệp có sức lan toả, khơi dậy bản tính nhân hậu của con người trong xã hội

This will close in 1 seconds