Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
CÔ HÁI MƠ
Nguyễn Bính
Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
Say nhìn xa rặng núi xanh lơ
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ
Hỡi cô con gái hái mơ già
Cô chửa về ư? Đường thì xa
Mà ánh chiều hôm dần một tắt (*)
Hay cô ở lại về cùng ta?
Nhà ta ở dưới gốc cây dương
Cách động Hương Sơn nửa dặm đường
Có suối nước trong tuôn róc rách
Có hoa bên suối ngát đưa hương
Cô hái mơ ơi! (**)
Chẳng trả lời nhau lấy một lời
Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi…
(Cô hái mơ, Rút trong Tuyển thơ Nguyễn Bính – Nxb Văn học – 1986)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Trả lời
Thể thơ 7 chữ cách tân (nghĩa là không theo thể thơ Đường luật: thất ngôn tứ nguyệt hay thất ngôn bát cú)
Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ Cô hái mơ.
Trả lời
Có hai nhân vật trữ tình trong bài thơ: Tác giả và Cô hái mơ
Câu 3. Chủ thể trữ tình của bài xuất hiện ở hình thức nào?
Trả lời
– Chủ thể trữ tình : chủ thể ẩn (tác giả)
− Chủ thể trữ tình xuất hiện dưới hình thức : ”tôi”- người đang thơ thẩn và ”cô gái hái mơ”
Câu 4: Chỉ ra cách gieo vần ở khổ thơ thứ nhất.
Trả lời
Cách gieo vần liền (vần ơ) ở các câu “thơ”, “lơ”, “mơ”
Câu 5: Xác định biện pháp tu từ ở khổ thơ thứ 3
Trả lời
− Biện pháp tu từ: Liệt kê các hình ảnh: gốc cây dương, động Hương Sơn, có suối nước, hoa bên suối
– Tác dụng :
+ Giúp vài thơ thêm tăng sức gợi hình gợi cảm .
+ Những hình ảnh trong trẻo, lặng lẽ, gần gũi được tác giả khác họa rõ nét trông vô cùng yên bình. Qua đó cho ta thấy được tình cảm to lớn của nhà thơ dành cho quê hương của mình.
Câu 6: Nêu tác dụng của hai từ láy trong câu thơ:
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ
Trả lời
– Từ láy: lặng lẽ, trong trẻo
– Tác dụng: miêu tả thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ, yên bình trên rừng mơ.
Câu 7: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Cô hái mơ là gì?
Trả lời
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Cô hái mơ” là tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát khao được giao lưu, gắn bó với con người.